Cô bé ngày xưa

Friday, September 25, 2015

[Fanmade] Chuyện một vì sao mang tên một ngôi sao

Lời nói đầu: Việc Our Deer Hoai Lam (ODHL) đặt tên cho 2 ngôi sao này chỉ mang ý nghĩa tinh thần muốn ủng hộ cho Hoài Lâm trên con đường phát triển sự nghiệp chứ không có mục đích khoa học hay kinh doanh lợi nhuận hoặc quảng cáo.  

Trước hết xin được nói về chòm sao bản mệnh của Hoài Lâm và ODHL:


Chòm sao Cự giải – Cancer (hay trên bản đồ sao được kí hiệu là cụm sao mở M44 vàM67) là một trong 12 chòm sao chính của 12 cung hoàng đạo (tính đến thời điểm 19/4/2012).
Chòm sao này đã được phát hiện từ thời Babylon cổ đại từ khoảng những năm 1645 TCN và hình dạng chính của chòm sao được cấu thành từ 4 ngôi sáng chính sáng nhất của chòm sao được đánh dấu theo các ký tự alpha, beta.. gồm:
-       Acubens (Alpha Cancri (α Cnc, α Cancri)): Cấp sao A5, độ sáng tương đối 4.26 m, cách chúng ta khoảng 188 năm ánh sáng.
-       Tarf ( Altarf - β Cnc, β Cancri, Tarf, Al Tarf): Cấp sao K4, độ sáng tương đối 3.5m, độ sáng tuyệt đối -1.25 (có thể nhìn thấy bằng mắt thường), cách chúng ta khoảng 290 năm ánh sáng.
-       Asellus Australis (Delta Cancri (δ Cnc, δ Cancri): Cấp sao K0, độ sáng tương đối 3.94m,  cách chúng ta khoảng 131 năm ánh sáng
-       Decapoda (ι Cnc ): Cấp sao G8, độ sáng tương đối 4.019m, cách chúng ta khoảng 180 năm ánh sáng 


Như đã nói ở trên đây là 4 ngôi sao chính tạo nên hình dáng chòm sao Cancer ngoài ra còn nhiều ngôi sao khác trong chòm sao này có độ sáng yếu hơn đã được các nhà thiên văn phát hiện và đặt tên theo độ sáng giảm dần (khoảng 121 ngôi sao).
Ngoài các ngôi sao này trong vùng không gian của chòm sao Cancer vẫn còn hàng tỷ tỷ ngôi sao khác nhỏ hơn, độ sáng thấp chưa được đặt tên và được gọi chung là các ngôi sao thuộc chòm sao Cancer.
Về nguyên tắc đặt tên cho sao, theo Hiệp hội thiên văn quốc tế các ngôi sao mới chưa có tên và mới được phát hiện sẽ được đặt tên theo tên của người phát hiện ra chúng còn đối với những ngôi sao quá nhỏ này việc các nhà thiên văn bỏ qua không đặt tên là thường xuyên xảy nên những nhà thiên văn nghiệp dư với ống kính thiên văn có thể quan sát và đặt tên cho những vì sao chưa có tên này.

Các thông tin cụ thể của ngôi sao Võ Nguyễn Hoài Lâm:
- Vị trí : 8o 19’ 2.72’’ (rectascension), 21o.1047’’ (declination)
- Độ sáng : 12.54 m

Các thông tin cụ thể của ngôi sao ODHL:
- Vị trí : 8o 190’’ 12.32’’ (rectascension), 21o.1809" (declination)
- Độ sáng : 9.55m

Theo các thông tin này thì cả hai ngôi sao đều không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính thiên văn để quan sát theo các tọa độ trời RA (rectascension) và DEC (declination) với :
-       RA: chính là kinh độ của Trái đất, nó được tính bằng giờ, và có chiều ngược chiều kim đồng hồ trên xích đạo trời. Gốc được tính từ điểm xuân phân, nơi mặt trời di chuyển về hướng Bắc.
-       DEC: chính là vĩ độ của Trái đất, nó có số đo từ 0 - 90 độ (từ xích đạo trời - địa cực trời) 


- Về khoảng cách của hai ngôi sao đến trái đất thật tình người đặt tên cho sao cũng không thể xác định chính xác vì không có các thiết bị để đo đạc và xác đinh chuyên nghiệp như NASA (cơ quan vũ trụ Mỹ)
- Việc quan sát màu sắc của sao thì ngôi sao Võ Nguyễn Hoài Lâm có quang phổ nằm trong dải xanh và lam (là biểu hiện của một ngôi sao trẻ, năng lượng lớn, nóng) còn ngôi sao ODHL có phổ sáng vàng cam (là biểu hiện của một ngôi sao có tuổi trung già, năng lượng đã giảm và có thể đang trong thời kỳ nguội).

Để nói chính xác vị trí của hai ngôi sao này với nhau và với trái đất chắc chắn đòi hỏi phải có những công cụ đo đạc chuyên nghiệp nhưng khi ngắm bầu trời sao với vô vàn vì sao có tên và không tên thì viên ngọc xanh lấp lánh Hoài Lâm sẽ không phải là ngôi sao vô danh với Bồ gạo và óng ánh bên cạnh sẽ là ODHL nhấp nháy đồng hành.

Hi vọng với những trả lời trên đã dáp ứng được phần nào thắc mắc. Với những bạn còn muốn biết thêm có thể tham khảo các link dưới đây để tìm hiểu về lĩnh vực này 

Hội thiên văn học nghiệp dư http://www.thienvanhoc.org/haac/

Chúc các bạn không bị mệt não nha ;)

No comments:

Post a Comment